Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Tâm Càng An Tĩnh, Thế Giới Càng An Bình, Phần 11/11

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Rồi người dân tộc Chăm Pa đã bị người Âu Lạc (Việt Nam) lúc bấy giờ xóa sổ hoàn toàn. Dù tôi vẫn nói rằng miền Bắc Âu Lạc (Việt Nam) hiện đang chiếm lấy miền Nam Âu Lạc (Việt Nam), và nhiều người sợ hãi cho tính mạng của họ và bỏ chạy – thì đó chỉ là lịch sử tự lặp lại, tôi đoán vậy. Đó là cộng nghiệp của chủng tộc trước chủng tộc Âu Lạc (Việt Nam) nay tái sinh và trả thù. Nếu không, làm sao quý vị giải thích được? Cùng một đất nước trước đây, cả đất nước với biết bao lịch sử và truyền thống, mọi thứ đều giống hệt nhau.

Sau đó, nhiều phụ nữ Ấn Độ chết, nhất là phụ nữ hoàng gia chết trong lửa, bị thiêu sống, để tỏ lòng chung thủy của họ với vua, hoặc với bất cứ ai giàu có lúc đó. Lẽ ra nó phải là người vợ cả và mấy người vợ khác đứng “trước” ngọn lửa, tưởng nhớ và kính trọng vị vua đã khuất của mình, nhưng chữ “trước”, nó bị xóa hoặc bị bỏ đi hoặc lãng quên. Vì vậy, thay vì đứng “trước” ngọn lửa, nó trở thành đứng “trong” ngọn lửa để tưởng nhớ vua và tỏ lòng chung thủy, và nói vớ vẩn gì đó – cho một xác chết. Quý vị hiểu không? (Dạ hiểu.) Cho nên trước đó tôi đã kể với quý vị, một số người thông dịch của tôi cũng có thể “làm tôi muối mặt”. Kể quý vị rồi. Nên đó là công việc rất nguy hiểm. Vì thế, chúng tôi cảm ơn quý vị [dịch] ở đó, nhưng hãy cẩn thận. Đừng có “sát hại” lần nữa.

Nước Chăm Pa thuở đó có lẽ chịu ảnh hưởng bởi triết lý của Ấn Độ, vì Ấn Độ là một đất nước hùng mạnh hơn. Tinh vi hơn lúc bấy giờ, hùng mạnh hơn về mọi mặt. Văn minh hơn, tiến bộ hơn về nhiều mặt: y học, triết học, tâm linh, lịch sử lập quốc. Có nhiều vua hơn, và luôn hùng mạnh – thắng nước này, thắng nước kia hoài hoài. Thời đó không ai dám xâm lược Ấn Độ. Quá lớn, hùng cường, giàu mạnh. Nên có lẽ nhiều quốc gia láng giềng gần đó đã chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ. Do đó, quý vị có thể thấy nhiều kiến ​​trúc tương tự như Ấn Độ thời xưa, và quý vị có thể thấy lịch sử của Ấn Độ – trong sách và hình ảnh này nọ. Ví dụ như Angkor Wat của Campuchia hoặc tượng Phật của Thái Lan – nhiều chùa chiền bằng vàng và nhiều (tượng) Phật bằng vàng. Vàng thật.

Vài thập kỷ trước, họ mới phát hiện ra rằng tượng Phật là vàng thật. Vàng khối. Tôi đã thấy (tượng) Phật đó, và đã chụp ảnh với tượng Phật. Đó là vàng thật. Nhưng trước đó, người ta lo rằng… vào thời Phật giáo suy tàn, người ta đắp bùn lên bên ngoài tượng Phật – khiến tượng chỉ trông như tượng đất bình thường, tới mãi về sau, đến thời hiện đại. Gần đây, vài thập kỷ trước, người ta tình cờ phát hiện rằng bên trong là một tượng Phật bằng vàng ròng nguyên khối, sáng bóng mãi như Tâm và Tình Thương của Ngài. Vì vậy, có thể Chăm Pa cũng chịu ảnh hưởng đó. Do đó, chúng tôi vẫn còn nhiều công trình xây dựng này. Kiến trúc trông tương tự cũng như xứ Phật ở Ấn Độ hay Campuchia hoặc Thái Lan. Kiến ​​trúc xưa, một số vẫn còn sừng sững. Hàng trăm năm, hoặc hàng ngàn năm, một số vẫn còn đứng vững.

Nhưng nước Chăm Pa này đã hoàn toàn bị xóa khỏi bản đồ thế giới; cũng như người dân, văn hóa và lịch sử của họ – mọi thứ đều bị xóa sổ. Vì sau khi vua (Chăm Pa) băng hà, tôi nghĩ vua Âu Lạc (Việt Nam) muốn lợi dụng tình huống này và cũng cảm thấy rất lo ngại rằng nếu một ông vua khác lên, có lẽ ông ta sẽ muốn tấn công đất nước chúng tôi lần nữa và lại lấy một công chúa khác, công chúa xinh đẹp như nàng ấy. Và sau đó có thể lại thiêu sống nàng ấy nữa, hoặc bao nhiêu phụ nữ nữa phải chết? Có nhiều lý do; cũng có lẽ lòng tham, có lẽ quyền lực chính trị, rồi họ tấn công nước Chăm Pa. Có lẽ vì cũng là để trả thù cho lần trước, hiểu không? Vì [Chăm Pa] buộc họ phải dâng Công chúa và gây chiến, đã gây ra biết bao thống khổ. Sau đó, họ đã thắng trận, và rồi sao đó kiểu như thanh trừng sắc tộc, Hoàn toàn bị tiêu diệt. Sẽ không có ai biết đất nước đó đã từng tồn tại, ngoại trừ trong lịch sử, trong bản đồ cũ nào đó, thế thôi.

Hồi tôi học trung học ở Quy Nhơn, trung học phổ thông, ở đó gần như là trung tâm của nước Chăm Pa trước kia. Nên Quy Nhơn và các khu vực xung quanh tỉnh đó có nhiều loại kiến ​​trúc, kết cấu đẹp đẽ này, từ trước kia. Không rõ họ [xây] để làm gì, tôi đoán có lẽ là mộ của hoàng tộc hoặc đại quan nào đó, bởi vì nó không rỗng bên trong mà như một đài tưởng niệm vững chắc và họ đã chạm khắc những thứ đẹp đẽ trên đó. Rồi người dân tộc Chăm Pa đã bị người Âu Lạc (Việt Nam) lúc bấy giờ xóa sổ hoàn toàn. Dù tôi vẫn nói rằng miền Bắc Âu Lạc (Việt Nam) hiện đang chiếm lấy miền Nam Âu Lạc (Việt Nam), và nhiều người sợ hãi cho tính mạng của họ và bỏ chạy – thì đó chỉ là lịch sử tự lặp lại, tôi đoán vậy. Đó là cộng nghiệp của chủng tộc trước chủng tộc Âu Lạc (Việt Nam) nay tái sinh và trả thù. Nếu không, làm sao quý vị giải thích được? Cùng một đất nước trước đây, cả đất nước với biết bao lịch sử và truyền thống, mọi thứ đều giống hệt nhau. Ngoại trừ một vài món ăn khác nhau và giọng nói khác nhau, nhưng chúng tôi hiểu nhau hoàn toàn, ngoại trừ một vài tiếng lóng.

À, nước nào cũng có cái đó, vài từ lóng. Ví dụ, chúng tôi gọi “Miss”, như với cô gái trẻ, chúng tôi nói “Miss” là “Cô”. “Cô đẹp” có nghĩa là cô gái trẻ, xinh đẹp. Chúng tôi gọi là “Cô”. C–O có mũ trên đầu, “Cô”. Nhưng ở miền Trung, Huế, cố đô, họ gọi là “O”, chỉ là “O”, “O” nghĩa là “Cô”, nghĩa là “Miss”, “cô gái trẻ”. Chỉ vậy thôi, nhưng chúng tôi hiểu nhau rất rõ. Giọng nói thì khác nhau. Dù vậy, ở một số vùng nghe có vẻ buồn cười, nên chúng tôi trêu chọc nhau, nhưng vì chúng tôi hiểu nhau.

Chẳng hạn, nếu quý vị tiếp tục xem… ồ, có lẽ quý vị đã xem tiết mục vinh danh nhà pháp sư của tôi, phải không, phần đầu? Ồ, đừng bỏ sót phần nào. Có lẽ phần đầu hơi bình thường, nhưng phần cuối, đừng bỏ lỡ! Nếu có bỏ lỡ các phần khác, thì đừng bỏ lỡ phần cuối. Phần cuối là chương trình thực sự. Nhưng chúng tôi phải làm từ từ cho đến phần cuối. Không thể cho quý vị thấy phần kết rồi sau đó không còn gì; và rồi quý vị không hiểu sao lại như thế, chuyện gì xảy ra với phần còn lại của câu chuyện. Nào, quý vị có nhớ tôi đã trêu chọc người đó, người đệ tử tận tâm đó không? Tôi bắt chước giọng của anh ấy và mọi người đều cười? Như là ở Âu Lạc (Việt Nam), ở miền Nam chúng tôi nói: “Quảng Nam”. Và chúng tôi nói: “Đi qua hay là đi qua”. Nhưng ở nơi của anh ấy, anh ấy nói: “Quảng Nôm”. “Đi quơ”. Hiểu không? Nên chúng tôi trêu chọc họ, chúng tôi thường hay trêu chọc nhau.

Miền Bắc trêu chọc miền Nam, miền Nam trêu chọc miền Bắc. Họ nói: “Ồ, Bắc kỳ rau muống”. Họ gọi người Bắc là “rau muống” vì họ rất thích ăn rau muống. Còn người Bắc gọi người Nam là “Ô Nam kỳ giá đỗ”. Vì người miền Nam cho nhiều giá vào [món ăn], và ăn giá sống nhiều hơn người miền Bắc. Hiểu không? Họ cho giá vào rau sống, họ cho giá vào canh hoặc họ ăn giá với cơm, và dĩ nhiên với những thứ khác nữa. Đâu phải miền Bắc chỉ ăn rau muống hay miền Nam chỉ ăn giá, mà chúng tôi chỉ trêu chọc nhau như vậy thôi. Tôi biết nói nhiều tiếng địa phương, nên do đó tôi có thể trêu chọc bất kỳ ai tôi muốn. Tôi kiểu như có tâm hài hước. Và họ có thể tự do trêu chọc tôi bất cứ lúc nào. Tôi cũng trêu chọc chính mình rất nhiều, đúng không? Vì vậy, thỉnh thoảng tôi trả thù, bằng cách trêu chọc người khác, chỉ để cho vui. Chỉ giữa chúng ta, giữa những đồng tu chúng ta. Tôi không xúc phạm người ngoài, tôi biết mình nhỏ bé. Tôi nhỏ bé và mong manh.

A, nãy giờ tôi nói tiếng Anh. Chẳng ai nói gì cả, quý vị thích hả? Ai [hiểu tiếng] Anh, dĩ nhiên, họ không cần phải có cái này làm nặng tai họ. Được rồi, cũng chỉ nói thế thôi. Tôi sắp đi đây. Ý tôi là, không đi đâu cả, nhưng bây giờ quý vị phải đi ăn để nhà bếp có thể dọn dẹp trước khi trời tối và cũng phải thiền nữa. Và những người phải về nhà ở Đài Bắc này nọ, hoặc một số đến từ xa, thì phải mất một lúc lâu – ba, bốn tiếng đồng hồ [để về nhà]. Và, những người ở lại đây, hãy thiền. Ráng thiền. Hãy thiền nhiều để quý vị hiểu thêm chính mình, không phải là thiền nhiều cho tôi hay gì cả. Dĩ nhiên, tôi được lợi ích từ bất cứ điều gì quý vị làm, phải không? Tôi trở nên to lớn và mạnh mẽ hơn, ăn nhiều hơn, hay gì đó. Hoặc làm việc nhiều hơn, như vậy thì đúng hơn.

Không, dĩ nhiên, tôi được lợi ích. Tôi sẽ tự hào có những đệ tử giỏi. Hãy làm tôi tự hào. Thế thì tôi sẽ rất thoải mái khi đến gần quý vị, vì từ trường của quý vị đầy tình thương nhân ái, không làm đau hoặc châm chích tôi như những mũi kim, như một số người mà không thiền nhiều. Và ngã chấp của quý vị thấp hơn, dễ cho tôi câu thông với quý vị hơn. Quý vị hiểu rõ hơn, để tôi khỏi phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần, rồi quý vị hiểu rõ hơn lời dạy của tôi, và quý vị sẽ sống phù hợp hơn, và đời sống quý vị sẽ bình an hơn. Quý vị càng bình an, thế giới sẽ càng hòa bình. Tôi luôn luôn được lợi ích từ sự thiền định của quý vị, nên tôi cảm ơn quý vị đã tinh tấn tu hành.

Rồi nhé. Voilà (Vậy thôi.) Tôi phải đi đây. Chúc ngon miệng! Chúc quý vị ngon miệng! Ai từ xa đến, giơ tay lên xem. Người nào phải đi hai, ba, bốn tiếng mới đến được đây. Từ hai đến bốn tiếng. Hôm nay đó. Mấy cái này là cho quý vị! Nhé? Cái gì còn lại họ có thể lấy mỗi người một cái. Thương, thương. Thương, thương, thương. Quý vị thích vậy. Quý vị nghĩ có một cái gì đó khi tôi làm như thế. Có lẽ có cái gì đó. Được rồi. Chào! Thương quý vị! Thương quý vị. Xe của tôi đâu? (Dạ xe ở đằng sau.) (Con thương Sư Phụ.) Tôi biết. Cảm ơn. Tôi biết. Nếu quý vị không thương tôi, thì sao quý vị lại đi hai, ba, bốn, năm ngày để đến đây? Trèo núi, băng sông. Đó là lý do tôi đi ra để cho quý vị nhìn, để đáng tiền vé máy bay của quý vị. Tạm biệt. Cảm ơn. Cảm ơn quý vị. Tạm biệt. Tạm biệt. Cảm ơn quý vị rất nhiều. Cảm ơn. Tạm biệt. Chào. (Xin tạm biệt.) Được. Tôi cũng phải đi đến phía các chàng trai hả? (Dạ.) “Chia đôi một mẹ trăm con đã lên đường. Năm mươi người vượt núi rừng đã dựng lên non ải. Năm mươi người vượt theo sông tới khơi chừng.” Chào. Tôi có thể mang lại đôi giày đẹp của tôi. Cảm tạ Thượng Đế. Tôi trở lại làm việc. Quý vị phải ngoan nha. (Dạ.) Mẹ của quý vị đi làm việc đây. (Dạ.) Thương quý vị. (Con thương Sư Phụ.)

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (11/11)
1
2023-05-09
5659 Lượt Xem
2
2023-05-10
4495 Lượt Xem
3
2023-05-11
3897 Lượt Xem
4
2023-05-12
3596 Lượt Xem
5
2023-05-13
3518 Lượt Xem
6
2023-05-14
3743 Lượt Xem
7
2023-05-15
4341 Lượt Xem
8
2023-05-16
4261 Lượt Xem
9
2023-05-17
3749 Lượt Xem
10
2023-05-18
3383 Lượt Xem
11
2023-05-19
3444 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android